NGUYÊN NHÂN GÂY THẤM TƯỜNG SÀN NHÀ VỆ SINH, TOILET ?
- Khu vệ sinh, nhà tắm, toilet là nơi có nhiều góc cạnh, khu vực này thường được bố trí gần hộp kỹ thuật
- Nơi có rất nhiều ống nước thông tầng, có nhiều cổ ống đâm xuyên hay đâm ngang tường, dầm nhà.
- Nhà vệ sinh là nơi được lắp nhiều thiết bị dùng nước: vòi, van, thoát sàn, bể xục, lavabo, bồn tắm, bồn cầu
- Là khu vực chứa hộp kỹ thuật, nếu thi công kém chất lượng sẽ dẫn tới việc bị rò rỉ gây thấm ẩm mốc.
- Dùng loại vật liệu không đảm bảo chất lượng, chất lượng kém.
- Thợ không có kinh nghiệm, kỹ thuật trong việc chống thấm, chống thấm kém chất lượng
- Đường ống nước nghẹt thường xuyên cũng là một nguyên nhân khá phổ biến dẫn tới việc thấm ẩm mốc
- Ống nước bể âm tường cũng là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc thấm nước.
TÁC HẠI VIỆC THẤM TƯỜNG, SÀN NHÀ TẮM, TOILET
- Thấm dột tường sàn nhà vệ sinh gây ra ẩm mốc gây mất thẩm mỹ.
- Sàn nền nhà vệ sinh ẩm ướt, bốc mùi, luôn tạo ra cảm giác khó chịu.
- Nhà vệ sinh của bạn có thể trở thành nơi trú ngụ cho muỗi và cả một ổ vi khuẩn gây bệnh có hại.
- Tường vách của nhà vệ sinh sẽ bị nứt, bong tróc từng mảng, suy giảm thẩm mỹ trầm trọng.
- Chất lượng của kết cấu thi công xung quanh nhà vệ sinh sẽ giảm xuống, dễ bị hư hại liên tục về sau.
- Làm hư hại kết cấu của ngôi nhà, làm ngôi nhà mau hư hỏng, xuống cấp, lúc đó chi phí sửa chữa nhà tăng lên rất nhiều lần
NHỮNG LƯU Ý KHI CHỐNG THẤM ?
1. Nên chống thấm ngay từ ban đầu
Việc chống thấm từ lúc công trình đang xây dựng sẽ giúp bạn bảo vệ công trình tối ưu nhất trước sự xâm nhập của nước, giúp bảo vệ tốt kết cấu công trình tăng tuổi thọ công trình và tránh các phiền toái về sau gặp phải do thấm dột gây ra.
2. Xác định nguyên nhân gây chống thấm
Thấm dột thường do nhiều nguyên nhân gây ra, tìm ra chính xác nguyên nhân sẽ giúp việc thi công chống thấm đi đúng hướng và giải quyết tận gốc việc thấm dột. Nếu xác định sai nguyên nhân sẽ dẫn tới việc dù đã thi công chống thấm nhưng vấn đề không được xử lý triệt để và hiện tượng thấm dột lại xuất hiện, việc này cần có đơn vị có chuyên môn đến thực tế công trình khảo sát và đánh giá.
3. Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp
Với mỗi vị trí thấm dột sẽ có những đặc điểm và yếu tố riêng, để xử lý chúng cần có những sản phẩm chống thấm phù hợp, không một chất chống thấm nào có thể xử lý mọi vị trí thấm dột vì thế việc này cũng cần có những người có chuyên môn tư vấn giúp bạn chọn vật liệu phù hợp.
4. Cân nhắc giữa việc lựa chọn đơn vị thi công
PCC với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành dịch vụ sửa chữa tin chắc sẽ là đơn vị uy tín, chất lượng số 1 tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ hotline 0933 636 623 để được tư vấn cụ thể.
THỢ CHỐNG THẤM PCC CHUYÊN NHẬN:
- Chuyên nhận chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm, tường nhà…
- Thay gạch lát nền toilet, sửa nhà vệ sinh giá rẻ,…
- Thi công lắp đặt thiết bị nhà vệ sinh
- Sửa chữa đường ống nước âm nền, ống nước nóng năng lượng mặt trời
- Nhận sửa bồn cầu rỉ nước, thông bồn cầu,…
- Thông tắc cầu cống, ống nước thoát sàn,…
- Sửa chữa vòi nước, lavabo, bồn rửa mặt,…
Còn rất nhiều dịch vụ sửa điện nước khác.
QUY TRÌNH THI CÔNG CHỐNG THẤM HIỆU QUẢ
1. Chống thấm bằng màng chống thấm
Thường được thực hiện qua hai phương pháp chính: sử dụng màng tự dính và sử dụng màng khò nóng.
a. Màng tự dính
- Loại bỏ bụi bẩn, trám vá các vết nứt, lõm, và làm sạch bề mặt.
- Sử dụng sơn Bitum dạng lỏng để tạo lớp sơn này.
- Áp dụng màng chống thấm tự dính lên bề mặt.
- Tiến hành thử nước và thực hiện nghiệm thu.
b. Màng khò nóng
- Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt cần thi công chống thấm.
- Dùng đèn khò khí gas để làm nóng bề mặt sàn.
- Dùng lớp lót gốc bitum lên bề mặt sàn.
- Dùng máy khò nóng để đốt bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều và dính xuống mặt sàn.
- Sau khi dán màng khò nóng, cần trát lớp xi măng cát lên bề mặt. Để bảo vệ màng chống thấm.
- Tiến hành thử nước và nghiệm thu.
Lưu ý:
- Đối với các cổ ống, cần dán kỹ để tránh nước thấm quanh. Sử dụng gioăng trương nở quấn xung quanh là phương pháp tốt nhất để ngăn chặn nước rò rỉ.
- Tại chân tường, việc dán màng lên cao khoảng 15-20cm là cần thiết. Đảm bảo vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít. Không tạo ra kẽ hở gây thấm dột.
2. Chống thấm bằng sika
Sika chống thấm là sự lựa chọn hàng đầu cho việc bảo vệ nhà vệ sinh khỏi sự thấm nước nhờ vào khả năng chống thấm hiệu quả, độ bền cao và dễ thi công.
a. Vật liệu cần chuẩn bị
- Sika latex TH hoặc Latex HC: vật liệu chống thấm chuyên dụng.
- Keo Sikaflex construction: dùng để xử lý các khe nứt (nếu có).
- Sikaproof membrane hoặc màng đàn hồi xi măng Polymer.
- Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass: để chống co nứt ở góc chân tường.
- Phụ gia dán lưới gốc nhũ tương styrene butadien SBR.
- Vữa rót không co ngót SikaGrout 214-11.
b. Quy trình thực hiện
- Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt công trình.
- Chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng hỗn hợp sika latex, xi măng và nước sạch theo tỷ lệ quy định. Đổ vữa không co ngót bằng hỗn hợp SikaGrout 214-11 và nước sạch.
- Bo góc chân tường và sàn bê tông bằng hỗn hợp vữa, sika latex. Để giúp thi công dễ chống thấm bằng lưới gia cường.
- Thi công lớp lót bằng hỗn hợp nước, xi măng và sika latex theo tỷ lệ chuẩn. Lưu ý thi công lên chân tường từ 20cm đến 40cm tùy vào cao độ sàn.
- Thi công 3 lớp chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sika membrane.
- Tiến hành thử nghiệm nước và kiểm tra nghiệm thu.
Khi có nhu cầu chống thấm toilet, sàn nhà vệ sinh. Hãy liên hệ cho Xây Dựng PCC - TP.HCM để được khảo sát báo giá miễn phí. Rất hân hạnh được phục vụ khách hàng.